Trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi phải làm sao
Last updated
Last updated
Những ngày thời tiết thay đổi thất thường hoặc ngày đông giá rét, trẻ thường dễ bị các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như ho, cảm cúm, sổ mũi...vì sức đề kháng của trẻ còn yếu.
Nhiều trẻ ho có đờm lâu ngày kèm theo thở khò khè, ho khan...Không phải phụ huynh nào cũng biết cách chăm sóc trẻ những lúc như thế này vì vậy bài viết sẽ giúp bạn giải quyết hiện tượng trẻ bị ho kèm đờm lâu ngày mà không khỏi
Ho khan: đây là dạng ho không có đờm xuất hiện khi bé bị viêm họng, ngạt mũi hoặc hắt hơi. Kiểu ho khan không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi ho, trẻ dễ bị nôn trớ, mệt mỏi và chán ăn
Ho có đờm: kiểu ho này thường tiết ra nhiều đờm mức độ đặc loãng tùy trường hợp. Rất nhiều trường hợp khác trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi khiến bố mẹ hết sức lo lắng, trẻ có thể kèm theo cảm giác ho nặng ngực, mệt mỏi và khó thở
Ho sù sụ: đây là kiểu ho cho thấy trẻ đang nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh thường xảy ra di dị ứng thời tiết, nhiễm trùng đường hô hấp
Ho lâu ngày: đây là dấu hiệu của nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Trẻ thường bị ho nhiều, nước mũi chảy ròng và sốt nhẹ
Trẻ bị ho có đờm có thể do một số nguyên nhân dưới đây
Viêm khí phế quản cấp: bệnh này thường có triệu chứng là bé ho khan trong những ngày đầu, sau đó đờm đặc xuất hiện khiến trẻ thở khò khè
Ho gà: Thời gian đầu bé bị ho nhẹ nhưng sau đó bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi và ho kèm theo đờm
Viêm họng cấp: đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho có đờm lâu ngày không khỏi. Khi ho bé sẽ bị đau rát cổ họng, sốt cao, ho có đờm chảy nước mũi và viêm amidan to
Hen phế quản: khi bị bệnh này thì bé chủ yếu ho về đêm hoặc gần sáng. Đờm xuất hiện sau cơn hen kèm theo tức ngực khó thở
Viêm phổi: trẻ bị sốt cao, rét run người, ho có đờm đặc lâu ngày
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ bị ho có đờm lâu ngày không khỏi có ý nghĩa rất quan trọng giúp bạn tìm và áp dụng đúng phương pháp điều trị. Bên cạnh đó những giải pháp hỗ trợ tại nhà dưới đây cũng giúp ích cho trẻ rất nhiều
Cho bé uống nhiều nước: Uống nước ấm giúp làm loãng đờm, dịu cơn rát họng, giảm ho.
Thường xuyên vỗ lưng: khi bé ho có đờm thì bạn nên vỗ nhẹ lưng cho bé. Cách làm rất đơn giản, cho bé nằm nghiêng sau đó khum bàn tay lại vỗ nhẹ nhàng lên lưng bé theo chiều từ trên xuống dưới và từ ngoài vào trong
Nhỏ nước mũi sinh lý: mỗi ngày bạn nên nhỏ nước muối sinh lý cho bé từ 3 đến 4 lần giúp vệ sinh mũi sạch sẽ, bé thở dễ dàng hơn
Cho bé uống mật ong: với những bé trên 1 tuổi thì mật ong là giải pháp tốt giúp giảm cơn ho và đau rát họng. Cách làm: lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ rồi hấp cách thủy với mật ong. Lấy nước này cho bé uống
Ngoài ra trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi mẹ có thể sử dụng một số món ăn dưới đây
Nấu cháo gừng hành
Quất chưng mật ong
Vỏ quýt chưng đường phèn
Canh rau hẹ
Canh rau má: giảm đờm, thanh mát, hạ sốt
Canh giá đỗ: trị ho có đờm, đau họng, khàn tiếng, thở khò khè, rối loạn tiêu hóa
Canh mướp hương: chữa viêm họng, ho khan, ho tức ngực, táo bón
Canh mướp đắng: chữa ho khan, họng khô, sốt nhẹ, ho tức ngực
Trên đây là một số nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ ho có đờm lâu ngày không khỏi. Mong rằng qua bài viết này các vị phụ huynh sẽ biết cách chăm sóc con em mình tốt hơn và các triệu chứng ho của bé sẽ thuyên giảm dần